7 lời khuyên ‘thần thánh’ giúp phát triển trong công việc mới

Tìm hiểu những người làm việc lâu năm có thể giúp bạn rất nhiều. Bạn cần biết chính xác tên cũng như thông tin đồng nghiệp, thậm chí cả phỏng cách riêng của những người này. Lúc nào cũn tốt nếu bạn có thông tin nội bộ từ những người nắm rõ nhất.


Những năm tháng đầu tiên có thể tạo cho bạn cảm giác lạc lối khi bạn phải học được cách làm quen với môi trường mới. Tuy nhiên, có nhiều điều có thể giúp bạn bớt căng thẳng. Làm theo những lời khuyên dưới đây để có một con đường sự nghiệp thành công hơn trong vị trí mới.
1. Gắn bó với đồng nghiệp
Xóa bỏ bức tường vô hình cũng dễ thôi, nếu bạn biết cách. Sắp xếp một bữa ăn trưa với những thành viên mới trong team và tìm hiểu thêm những thông tin cá nhân của đồng nghiệp. Hãy tìm những sở thích chung để kết nối. Ngoài việc giúp bạn dễ dàng hòa nhập, có mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp sẽ là một điểm cộng trong những bài đánh giá năng lực. Được mọi người thích luôn là dấu hiệu tốt.
2. Cá nhân hóa nơi làm việc

Hãy loại bỏ hết những cảm giác thiếu thân thuộc bằng cách trang trí nơi làm việc bằng những vật dụng cá nhân. Bạn cảm thấy như ở nhà sớm chừng nào, bạn sẽ bắt đầu hòa nhập nhanh hơn tại văn phòng mới đấy. Ngoài ra, đây cũng là một điểm cộng để sếp và đồng nghiệp hiểu rõ hơn về cá tính của bạn và tạo ra những cơ hội gắn kết.
3. Làm bạn với ‘cựu chiến binh’
Tìm hiểu những người làm việc lâu năm có thể giúp bạn rất nhiều. Bạn cần biết chính xác tên cũng như thông tin đồng nghiệp, thậm chí cả phỏng cách riêng của những người này. Lúc nào cũn tốt nếu bạn có thông tin nội bộ từ những người nắm rõ nhất.
4. Xây dựng thói quen tốt từ ngày thứ nhất
Đây là thời gian tốt nhất để bắt đầu những thói quen đúng. Hãy cố gắng tạo và giữ việc quản lý công việc một cách có tổ chức. Chúng ta đều biết rằng mọi thứ dễ rối mù lên như thế nào nếu công việc thì nhiều mà lại không được sắp xếp hợp lý.
5. Lưu giữ mọi ‘chiến công’

Việc cập nhật các thành tựu đạt được trong quá trình làm việc vào trong CV rất quan trọng. Hãy nhớ rằng bạn sẽ có thể quên những đóng góp trong năm của mình nếu bạn không lưu giữ cẩn thận. Ngoài ra, nhớ rằng nên lưu trự toàn bộ những email và đánh giá tích cực về công việc nhé. Điều này sẽ rất tốt đặc biệt là vào thời điểm đánh giá năng lực.
6. Bỏ lại những điều xấu, chỉ giữ các điều tốt
Bất cả những hoài nghi về bản thân hay sự thiếu an toàn về công việc cũ, hãy dẹp nó sang một bên. Bạn đang bắt đầu một trang sử mới. Đây là cơ hội của bạn để đặt ra những mục tiêu và kinh nghiệm mới. Hãy nhớ về những bài học bạn có được từ kinh nghiệm tại công ty cũ nhưng loại bỏ những kỷ niệm không tốt.
7. Giữ ‘cái đầu’ mở

Đừng vội phán xét về cách mọi thứ được thực hiện. Nếu bạn cảm thấy cần chia sẻ quan điểm cá nhân, hãy làm sao đó là những phán xét mang tính xây dựng. Hãy đưa ra những lời góp ý hữu ích thay vì binh luận một cách tiêu cực. Điều này cho thấy sự chủ động và kỹ năng phân tích, điều chắc chắn sẽ tăng giá trị tích cực của bạn trong team và công ty.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *