Những hành vi sẽ khiến cho sếp phát “khùng”

Bài học ở đây là: Hãy thông báo cho cấp trên biết ngay sau khi bạn gặp sự cố lớn không thể tự mình giải quyết. Với quan điểm tiên tiến, sếp của bạn có thể sẽ cùng làm việc với bạn để ngăn chặn “tai họa”.

Từ một nhân viên giỏi đến cơ hội thăng tiến tưởng chừng không có khoảng cách. Thế nhưng, để đến được cái đích mà bạn mong muốn lại là điều không dễ dàng chút nào. Bởi ngoài việc là người có năng lực thì một nhân viên triển vọng còn phải là người hội tụ rất nhiều phẩm chất khác như nhạy bén, chân thực và biết nhận lỗi…
Dưới đây là những hành vi bạn nên tránh:

Lảng tránh nhiệm vụ
Sếp cho rằng, bạn là người lý tưởng nhất để cố vấn và hướng dẫn cho một đồng nghiệp mới. Và sếp muốn biết bạn có thời gian để đảm nhiệm nhiệm vụ mới này không. Tuy nhiên bạn đã từ chối đề xuất này bởi đây là điều bạn không muốn làm, chứ không phải vì bạn bận.

Đây chính là bước đi tồi cho sự nghiệp của bạn. Bạn đã có một hành động không hề khôn ngoan chút nào khi xây dựng hình ảnh của mình trong mắt sếp. Thêm vào đó, hành động này của bạn cũng tương tự như việc bạn tự đánh một dấu gạch chéo vào con đường thăng tiến của mình.

Truyền đạt kém
Bạn đang thực hiện một dự án và sếp muốn bạn gửi các thông tin qua email… Đây là một trong những cơ hội vàng để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình với sếp. Bạn có thể nâng tầm quan trọng của nhiệm vụ mà bạn đang thực hiện và nêu ra chi tiết những bước tiến mở đầu thành công… Ngoài các thông tin tối thiểu, bạn hãy nghĩ xem còn những điều gì mà sếp bạn muốn biết. Bởi điều này sẽ cho sếp bạn thấy, nhân viên của họ hiểu ông chủ của mình như thế nào.

Đặt ra quá nhiều câu hỏi
Ông bà ta xưa kia có câu: “Nghe tai này lại lọt tai kia”. Bạn đừng áp dụng “chiêu thức” này với sếp của mình, bởi hành vi đó sẽ khiến sếp bực mình. Hãy thử hình dung xem trong 5 phút bạn liên tục hỏi “Tôi sẽ phải cộng tác với ai?” thì đến “bụt” cũng phát điên lên ý chứ.

Để tránh tình trạng này, bạn phải luôn lắng nghe cẩn thận những gì sếp nói và cố gắng tự tìm kiếm những thông tin trong các tài liệu được giao. Nếu các bạn cần phải xác minh thông tin thì hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không làm phiền sếp thêm một lần nữa.

Không hoàn thành nhiệm vụ
Bạn vừa hoàn thành gấp một báo cáo nộp sếp. Sau khi xem xong, sếp cho thấy bạn mắc một số lỗi in cần phải sửa. Để xây dựng sự tin tưởng nơi sếp, bạn nên hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn và lưu ý đến phần trình bày.

Chẳng hạn, nếu bạn là người tổ chức một cuộc họ quan trọng, hãy nhớ kiểm tra các thiết bị kỹ thuật, các tài liệu mà cuộc họp cần, chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trong cuộc họp từ điều nhỏ nhất. Đó là cách bạn tạo ấn tượng với cấp trên.
Không thừa nhận sai lầm

Việc đưa ra một lời thanh minh để bào chữa những sai lầm của mình là không trung thực và không chuyên nghiệp. Nếu bạn sai, hãy nhận lỗi và tiếp đó là lên kế hoạch cho việc sửa chữa sai phạm. Nhưng hãy cẩn trọng để tránh lặp lại lỗi lầm thềm một lần nữa.

Không biết cách ứng phó
Bạn được giao biên tập một báo cáo phức tạp và ngày cuối cùng của kỳ hạn bạn không thể hoàn thành. Sếp tức giận khi những kế hoạch lớn đành phải tạm gác chỉ vì bạn thất hẹn. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu bạn thông báo cho sếp biết sớm hơn, sếp đã có thể cử thêm người hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

Bài học ở đây là: Hãy thông báo cho cấp trên biết ngay sau khi bạn gặp sự cố lớn không thể tự mình giải quyết. Với quan điểm tiên tiến, sếp của bạn có thể sẽ cùng làm việc với bạn để ngăn chặn “tai họa”.

Đổ thêm dầu vào lửa
Quan trọng hơn cả đó là các ông chủ đều muốn tìm kiếm những nhân viên biết “nhìn xa trông rộng”, đặc biệt là biết “phớt lờ” tất cả những thông tin tiêu cực. Sự sốt sắng rất dễ lây nhiễm và những cá nhân này có thể gây ảnh hưởng tới thái độ của những người khác. Bạn không muốn trở thành một trong những người truyền bá những than phiền hay những câu chuyện vô bổ tại công ty chứ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *