5 cách vượt qua đồng nghiệp thích kiểu chơi xấu

Nếu bạn không thể làm gì khác về hành vi của đồng nghiệp thì hãy để người có cấp quyền (sếp của bạn hoặc HR) giải quyết về vấn đề này. Hãy nói chuyện riêng với những người này để tìm lời khuyên.


Cố gắng đến thế nào đi nữa, bạn cũng không thể chọn nơi mình sinh ra. Trong công việc, trừ khi bạn là trường phòng tuyển dụng, bạn cũng không thể chọn đồng nghiệp.
Một số nơi làm việc như thiên đường với sự hòa hợp ăn ý giữa các thành viên khi mọi người gắn bó với nhau với sự hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Trong môi trường như vậy, các đồng nghiệp xem nhau như bạn bè và trông đợi được gặp nhau hằng ngày. Hãy xem bản thân mình may mắn khi tìm được một nơi làm việc như vậy.
Sự thật là trong hầu hết các nơi làm việc sẽ có ít nhất một (hay nhiều) người không thể hòa hợp với đám đông. Họ trường thích tranh cãi, có tính phá hoại hoặc đơn giản là thô lỗ với đồng nghiệp. Luôn có những người mang ‘bầu trời u ám’ đến văn phòng chỉ với mục tiêu làm người khác khổ sở.
Đừng để những con người ‘độc hại’ đó ảnh hưởng đến bạn! Hãy tìm cách chống lại những ‘Giám ngục’ công sở và cứu bản thân khỏi phát điên từ những chiêu trò của họ
“Chúng ta có thể chọn bạn nhưng không thể chọn nơi sinh ra”
1. Kiểm soát bản thân
Cũng như việc không thể chọn đồng nghiệp, bạn không thể kiểm soát những hành động của người khác. Điều bạn có thể kiểm soát là cách bạn phản ứng với những điều xảy ra xung quanh bạn. Có thể sẽ tốn rất nhiều công sức nhưng nếu bạn cần tỏ ra chín chắn và chuyên nghiệp. Một ví dụ khi đối đầu với một đồng nghiệp nóng tính, bạn cần bình tĩnh, hít thở sâu và tránh nói chuyện với người này. Anh ta/cô ta không đáng để bạn phải mất kiểm soát.
2. “Ở hiền gặp lành”
Điều này cao hơn việc chỉ ‘giữ bình tĩnh và tránh xa những người xấu’ được nêu trước đó. Có những trường hợp bạn không thể tránh mặt hoàn toàn đồng nghiệp của bạn và chạy trốn vào 1 góc không phải là điều nên làm. Trong những trường hợp bạn buộc phải giao tiếp với những người này, luôn tỏ ra tự tin, lạnh lùng. Hãy mỉm cười cho mỗi hành động ‘gây chiến’ như nhếch mép hay đâm chọt của người khác. Hãy cho họ thấy rằng bạn không dễ bị ảnh hưởng bởi hành I của một ai đó – điều này sẽ giúp họ nghĩ lại trước khi muốn ‘chơi’ bạn trong lần kế tiếp. Hãy nhớ rằng, những kẻ thích đâm chọt vì họ nghĩ có thể gây tổn thương cho người khác. Cho họ thấy sự không quan tâm sẽ khiến họ tức điên lến đấy.
3. Giữ chuyên nghiệp
Xu hướng các đồng nghiệp trở nên ‘bầy đàn’ không quá hiếm trong môi trường công sở. Họ có thể bắt đầu hủy hoại bản thân bằng cách ‘ngồi lê đôi mách’ về kẻ ‘xấu’. Nguyên tắc của sự chuyên nghiệp là bạn không nên chạy theo đám đông. Có thể việc này dễ cám dỗ bạn nhưng bạn nên nghĩ rằng, nó chỉ mang lại thêm sự tiêu cực trong văn phòng làm việc. Điều bạn cần làm là tại một hình mẫu tốt và không bị ảnh hưởng bới đám đông.
4.Giải quyết từng chút một
Sẽ có lúc bạn cần nói với đồng nghiệp những rắc rối do họ gây ra, nhưng cần chọn cách thật khéo léo .
Sẽ có một thời điểm bạn phải nói cho đồng nghiệp về những rắc rối họ gây ra, đặc biệt nếu điều đó ảnh hưởng đến năng suất của bạn. Như mọi khi, bạn hãy tiến hành cuộc trò chuyện này với sự chuyên nghiệp. Hãy cho đồng nghiệp của bạn biết đây không còn là vấn đề cá nhân mà nó ảnh hưởng đến kinh doanh của toàn công ty. Hãy bắt đầu bằng cách tìm một nơi riêng tư để bắt đầu cuộc nói chuyện này. Julie Jansen, một chuyên gia nhân sự và tác giả của Bạn muốn tôi làm việc với ai? 11 cách để hết stress, có một công việc thành công và hài lòng…cho dù bạn làm việc với bất kỳ ai, khuyên rằng cách tiến hành buổi họp kín này như một cuộc gặp gỡ chuyên nghiệp. Hãy đi tìm gốc rễ của vấn đề và cho họ biết rằng hành vi của họ đang ảnh hưởng đến bạn và hãy lắng nghe cách họ trả lời về điều này. Bạn có thể bất ngờ về những lý do đằng sau hành vi này và hãy lập ra một thỏa thuận đình chiến.
5. Nhờ cấp trên “gỡ rối”
Bạn đã nói chuyện với đồng nghiệp nhưng không cảm nhận được bất kỳ thay đổi nào về hành vi của họ? Hãy đem vấn đề này nói chuyện với sếp. Nếu bạn không thể làm gì khác về hành vi của đồng nghiệp thì hãy để người có cấp quyền (sếp của bạn hoặc HR) giải quyết về vấn đề này. Hãy nói chuyện riêng với những người này để tìm lời khuyên.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *